Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Cho con bú sữa mẹ ở ngày đầu chào đời

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Lợi ích khi trẻ được bú sữa mẹ

Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng và kháng thể mà bé cần. Sữa mẹ làm giảm nguy cơ bị bệnh đái tháo đường và bệnh bạch cầu ở trẻ em, bảo vệ trẻ khỏi sự nhiễm trùng hô hấp, tai và một số bệnh dị ứng như hen suyễn, chàm.

Sữa mẹ còn có vai trò giúp phát triển hệ miễn dịch tự nhiên của bé bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật…

Trẻ sinh thiếu tháng, được nuôi bằng sữa mẹ sẽ phát triển hơn những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài. Ngoài ra, trẻ nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn.

Xem thêm :>> viên uống lợi sữa

Xem thêm :>> nguyen nhan mat sua

Các thành phần trong sữa mẹ thường không giống nhau, nó thay đổi theo tuổi của trẻ và thay đổi trong suốt một lần bú. Sữa non có từ các ngày đầu sau sinh, có lượng ít, đặc và sáng màu. Sau vài ngày, sữa non chuyển thành sữa chuyển tiếp, lượng sữa nhiều hơn. Sữa đầu có màu hơi xanh được sản xuất vào đầu bữa bú, sữa cuối có màu trắng hơn được sản xuất vào cuối bữa bú.

Cho con bú sữa mẹ ở ngày đầu chào đời - ảnh 1

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa cuối chứa nhiều chất béo, cung cấp nhiều năng lượng và hàm lượng chất béo tăng dần vào cuối bữa bú. Sữa đầu được sản xuất với một lượng lớn, cung cấp nhiều protein, lactose và các chất dinh dưỡng khác và bởi vì trẻ bú một lượng lớn sữa đầu nên trẻ đã nhận được một lượng lớn nước, do đó khi bú mẹ trẻ không cần phải cho trẻ uống thêm nước.

Sữa non tuy ít nhưng rất quan trọng. Sữa non cung cấp cho trẻ nhiều kháng thể và các protein kháng khuẩn giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng. Đây chính là những nguy cơ đối với trẻ sơ sinh - như: tiêu chảy nhiễm trùng, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.

Sữa non dễ tiêu hóa giúp trẻ phòng chống các bệnh dị ứng tiến triển và bất dung nạp với các loại thức ăn khác. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống phân su đồng thời giàu vitamin A hơn sữa chuyển tiếp.

Xem thêm :>> tac dung cua che vang voi phu nu sau sinh

Lợi ích cho người mẹ

Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp bà mẹ tiêu thụ tích cực nguồn năng lượng dự trữ trong lúc mang thai, do đó dễ dàng duy trì cân nặng bình thường sau sinh. Cho trẻ bú sữa mẹ, giúp tử cung người mẹ dễ co lại đúng kích thước và giảm chảy máu sau sinh.

Cho con bú sữa mẹ còn có tác dụng trì hoãn thời điểm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và có thể làm giảm nguy cơ loãng xương khi đến thời kỳ mãn kinh.

Cho con bú sữa mẹ ở ngày đầu chào đời - ảnh 2

Nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ cho con bú giảm được nguy cơ ung thư vú

Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, người mẹ có thể cho con bú bất cứ lúc nào trẻ đói, thỏa mãn được nhu cầu của trẻ. Hơn nữa, sự tiếp xúc giữa 2 cơ thể khi người mẹ bồng con giúp trẻ tự tin hơn, có cảm giác an toàn hơn, ấm áp hơn.

Lợi ích cho xã hội khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe. Kinh phí cho y tế của một đất nước mà trẻ được bú mẹ hoàn toàn thấp hơn những nước mà trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, vì phải tốn chi phí cho khám chữa bệnh.

Hướng dẫn cách cho trẻ bú mẹ

Sau khi sinh một giờ sau đó, mẹ có thể cho bé bú được ngay, trừ trường hợp mẹ mệt hay có ý kiến của bác sĩ. Người nhà hoặc nhân viên y tế hỗ trợ giúp cho bé bú mẹ, bằng cách đặt mẹ nằm nghiêng một bên mà cần cho bú, hay mẹ nằm ngửa bế bé áp sáp bụng mẹ và bụng bé với nhau, mặt bé quay về vú mẹ, giúp bé há miệng to để bé ngậm trọn núm vú mẹ, cằm bé áp sát vào bầu vú mẹ, chú ý, trước khi cho bé bú, cần lau sạch bầu vú mẹ bằng khăn ướt sạch và nặn bỏ giọt sữa đầu.

Xem thêm:> > tại sao phụ nữ sau sinh lại nên uống nước chè vằng

Để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ, nên cho bé bú 'theo nhu cầu' hay cho bé bú 'không hạn chế'. Cho bé bú khi trẻ có các biểu hiệu đòi bú (cựa quậy, há miệng), không nên đợi đến khi bé khóc mới cho bú. Số lần cho trẻ bú mẹ có thể từ 8 - 12 lần/ngày hoặc thậm chí nhiều hơn. Không cần hạn chế số lần bú của bé. Mỗi lần cho bé bú, hãy để bé bú theo nhu cầu cho đến khi bé thấy đủ và tự nhả vú. Sau đó, cho bé bú nốt bên vú còn lại, bé có thể bú tiếp hoặc không - mỗi lần bé bú một hoặc hai bên đều được.

Cho con bú sữa mẹ ở ngày đầu chào đời - ảnh 3

Hướng dẫn vắt sữa mẹ bằng tay

Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay

Vắt sữa là cách làm tốt nhất khi mẹ không thể cho bé bú. Cách này có thể giúp mẹ nghỉ ngơi, ăn uống hoặc khi mẹ không ở gần bé nhưng vẫn muốn bé có đủ các chất dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Việc làm này đồng thời cũng là một yếu tố đảm bảo cho sự tiết sữa mẹ một cách đều đặn.

Chuẩn bị dụng cụ: ly hoặc bình sữa đã được rửa sạch, tráng nước sôi và để ráo nước, thìa sạch (nếu vắt sữa ra ly và đút sữa cho bé ngay sau khi vắt), túi đựng sữa chuyên dụng (nếu bảo quản trong ngăn đá hay tủ đông). Thực hiện vắt sữa: người mẹ cần rửa sạch tay và dùng khăn mềm, sạch lau qua bầu vú.

Người mẹ nên ngồi (hoặc đứng) một cách thoải mái và để ly (bình sữa) ở gần vú.Trước tiên, đặt ngón tay trỏ phía bên dưới bầu vú, gần về phía quầng vú; còn ngón tay cái ở trên bầu vú, đối diện với ngón trỏ. Ở tư thế này, người mẹ có thể cảm nhận thấy các túi sữa như những hạt đậu nhỏ nằm ở dưới da.

Sữa được chứa trong những túi này và khi kích thích vào đây, sẽ vắt được sữa. Mỗi bên vú được chia làm khoảng 15 phần (tuyến sữa), mỗi một tuyến có một túi sữa riêng. Nếu quầng vú rộng, có thể đặt các ngón tay lùi vào bên trong quầng vú một chút.

Ngược lại, nếu quầng vú hẹp, có thể đặt các ngón tay lui ra bên ngoài. Các ngón tay còn lại được đặt để đỡ ngực. Giữ các ngón tay ở nguyên vị trí trên ngực, nhẹ nhàng ấn các ngón tay về phía sau. Tiếp tục giữ lực, ép về phía sau. Đồng thời, dùng ngón trỏ và ngón út cùng lúc ép xuôi nhẹ về phía trước, làm sữa chảy ra khỏi các túi sữa, tràn ra đầu vú. Nới lỏng lực ép để các tuyến sữa đầy lại rồi lặp lại thao tác trên.

Một số lưu ý hướng dẫn cho bú mẹ

Rất cần thiết cho bé bú ngay sau 1 giờ sinh, để tận dụng nguồn sữa non, mặc dù sữa non rất ít, khoảng 3 - 5ml sữa, nhưng đó là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời mà bé bú được.

Lúc mới sinh ngày đầu tiên, dạ dày của bé giống như trái táo nhỏ, có dung tích khoảng 5 - 6ml, nên các bà mẹ yên tâm khi bé bú mẹ là đầy đủ rồi, không sợ bé đói mà bú thêm sữa nhân tạo, sang ngày hôm sau và những ngày kế tiếp, dạ dày của bé sẽ dãn nở khi đó lượng sữa sẽ tăng, đồng thời sữa mẹ cũng về đủ để bé bú.

Ảnh minh họa: Internet

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Sự thật Những lợi ích của dưa leo đối với da mặt

Dưa leo còn được biết đến với tên gọi khác là dưa chuột, là thực phẩm quen thuộc được bày bán trong các cửa hàng rau, các chợ và cả siêu thị. Dưa leo thường xuất hiện nhiều trong các bữa ăn của gia đình Việt. Không chỉ là thực phẩm quen thuộc dưa leo còn có những tác dụng rất hữu ích trong việc làm đẹp của phái nữ. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng của dưa leo đối với da mặt qua bài viết dưới đây.

Xem thêm :>> cao che vang

Xem thêm :>> tac dung cua cao che vang

Dưa leo – thực phẩm giàu dinh dưỡng

Theo các nghiên cứu cho thấy trong quả dưa leo có chứa 96% là nước, và nhiều vitamin quan trọng như: vitamin A, vitamin B,vitamin C,vitamin PP. Ngoài ra còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng khác như carotene, sắt, canxi, kali, phốt pho… và nhiều hợp chất khác.

 

Dưa leo có tính mát, giúp thanh nhiệt  lợi tiểu, có tác dụng giải khát rất tốt, giúp kích thước vị giác trước mỗi bữa ăn. Dưa leo còn giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng từ các bữa ăn đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm :>> uống chè vằng có tác dụng gì

Dưa leo với hàm lượng vitamin lớn nên khi ăn sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh, có thể chống lại các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, virus chống lại các bệnh như cảm cúm, sốt, viêm đường hô hấp.

Trong dưa leo có chứa hợp chất lariciresinol, pinoresinol vàsecoisolariciresinol – 3 lignan có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, có thể phòng ngừa được ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tiền luyệt tiến.

Đặc biệt dưa leo có tác dụng rất tốt cho da mặt, dưới đây là một số tác dụng của dưa leo đối với da mặt.

Những tác dụng của dưa leo đối với da mặt

– Dưa leo giúp se khít lỗ chân lông:

Lỗ chân lông trên da mặt thưa khiến cho da mặt bạn làm mất đi vẻ tươi trẻ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗ chân lông thưa như: ánh nắng mặt trời, da thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, hay chăm sóc da không đúng cách. Để giúp se khít lỗ chân lông có 1 phương pháp rất đơn giản từ mặt nạ dưa leo, vừa dễ làm nhưng đem lại hiệu quả cao.

 

Trong dưa leo có chứa nhiều nước, vitamin và khoảng chất rất tốt cho da,giúp cho da căng mịn tự nhiên.Bên cạnh đó dưa leo còn chứa chất chống oxy hóa cao, giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, giảm các vết nhăn trên da.

Xem thêm :>> tác dụng của chè vằng với phụ nữ sau sinh

Nguyên liệu: dưa leo 1 quả, tinh bột nghệ nguyên chất, sữa chua, mật ong..

Cách làm:

+ xay nhuyễn dưa chuột sau đó lọc bỏ cặn bã, vắt lấy nước để riêng ra bát.

+ Trộn 1 thìa tinh bột nguyên chất vào nước cốt dưa leo.

+ Thêm 1 hộp sữa chua không đường

+ Thêm 1 thìa mật ong

+ khuấy đều hỗn hợp trên tạo thành dung dịch sền sệt, để dung dịch đó vào ngăn mát tủ lạnh. Sử dụng dung dịch đó 3 lần/tuần.

+ Lấy mặt nạ mua sẵn ngoài hàng đắp lên mặt sau khi rửa sạch mặt, quyệt dung dịch trên lên mặt nạ và để trong vòng 15 – 20 phút. Bỏ mặt nạ và rửa lại bằng nước sạch.

Sử dụng như vậy tuần 3 lần sẽ đem lại tác dụng rất tốt trong việc làm se khít lỗ chân lông, giúp đem lại làn da mịn màng, trắng hồng.

– Dưa leo giúp mang lại làn da trắng hồng:

Trong dưa leo có chứa nhiều nước, vitamin C, vitamin E rất tốt cho da. Chính vì vậy khi sử dụng mặt nạ dưa leo sẽ giúp đem lại làn da trắng hồng. Tuy nhiên khi sử dụng dưa leo thường xuyên sẽ dễ gây bắt nắng cho da nên bạn phải có phương pháp chống nắng và bảo vệ làn da, tránh tác động của ánh nắng mặt trời gây ảnh hưởng xấu cho da.

Cách làm: Cách đơn giản nhất bạn ép dưa leo lấy nước, sau đó lấy nước ép dưa leo thoa lên mặt một lớp mỏng. Sau đó rửa lại mặt bằng nước sạch.Làm như vậy 1 tuần 3 lần sẽ cho bạn làn da trắng sáng, mịn màng.

Hoặc có thể xay nhuyễn dưa leo kết hợp với sữa tươi không đường cũng tạo thành mặt nạ dưỡng trắng da rất hiệu quả.

– Dưa leo giúp giảm các vết thâm quầng mắt:

Dưa leo có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa rất tốt cho da, dưa leo còn được sử dụng là một phương pháp điều trị các vết thâm quầng mắt rất hiệu quả.

Để làm mặt nạ giảm thâm nám bạn có thể kết hợp dưa leo và cà chua, lấy dưa leo ép lấy nước, trộn lẫn với nước ép cà chua. Lấy dung dịch đó thoa lên vùng bị thâm quầng và để trong vòng 15 -20 phút. Làm như vậy từ 2 đến 3lần /tuần sẽ có hiệu quả trị thâm rất hiệu quả, còn giúp da sáng mịn.

– Dưa leo giúp trị mụn hiệu quả:

Mụn xuất hiện do da mặt thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, gây ra viêm da. Mụn khiến cho chị em phụ nữ mất tự tin khi giao tiếp với người đối diện. Để điều trị mụn bạn có thể sử dụng từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm trong cuộc sống.

Cách làm: Cắt dưa leo thành những lát mỏng, đắp trực tiếp lên các vùng da bị mụn, để trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch sẽ mang lại tác dụng trị mụn rất hiệu quả.

Bạn cũng có thể kết hợp dưa leo với bột gừng, bột nghệ, bằng cách say nhuyễn dưa leo và trộn với bột nghệ và bột gừng có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả, giúp giảm mụn đáng kể và ngăn ngừa mụn hiệu quả.

– Dưa leo giúp giảm bã nhờn trên da mặt:

Bã nhờn trên da mặt là nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn trên da, để giảm bã nhờn và giúp da mịn màng trở lại bạn có thể áp dụng các phương pháp làm đẹp từ dưa leo. Để sử dụng bạn ép dưa leo lấy nước, sau đó kết hợp cùng với nước hoa hồng sẽ giúp làm giảm bã nhờn trên da mặt rất hiệu quả. Thoa dung dịch trên lên mặt và massage nhẹ nhàng trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước sạch sẽ giúp giảm bã nhờn, thực hiện như vậy từ 2 đến 3 lần/tuần sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tác dụng của dưa leo đối với da mặt. Hi vọng rằng qua bài viết bạn sẽ biết tạo cho mình những phương pháp dưỡng da hiệu quả, giúp đem lại làn da trắng sáng, mịn màng.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Sự thật về 6 tác dụng của cây rau răm

Cây rau răm chắc hẳn không phải là loại cây xa lạ với người Việt Nam chúng ta, cây rau răm được sử dụng làm gia vị cho các món ăn có thịt vịt, thịt gà hoặc cháo vịt, cháo gà, bởi tính cay và vị bùi của rau răm rất hợp với những món ăn này. Không những vậy, trong Đông y cây rau răm còn là bài thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Sau đây là 6 tác dụng của cây rau răm được sử dụng trong chữa bệnh dân gian.
 

Xem thêm :>> công dụng của chè vằng

Xem thêm :>> vien uong loi sua
 

6 tác dụng chữa bệnh của cây rau răm
Cây rau răm là cây gì?

Cây rau răm (tên khoa học Persicaria odorata, đồng nghĩa: Polygonum odoratum, thuộc họ Thân đốt hay họ Rau răm – Polygonaceae). Là loại gia vị rất quen thuộc ở các nước nhiệt đới ẩm ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào và Camphuchia.
 
Cây rau răm là loại cây thảo mọc hằng năm, có tuyến nhiều hay ít. Thân mọc trườn ở gốc và đâm rễ ở các mấu, rồi đứng lên cao 30 – 35cm. Lá mọc so le, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn hay to ở chóp, cuống rất ngắn, mép lá và gân chính phủ đầy những lông nhọn khá dài; bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, có nhiều gân song song mà phần lớn kéo dài ra thành những sợi dài.

Tính vị: Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.

Công dụng: Rau răm còn có tên là thủy liễu, nó có hương thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: cháo lươn, trứng vịt lộn, gà nộm… Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc.

Xem thêm >> cao chè vằng bán ở đâu uy tín

6 tác dụng của cây rau răm

Không những là nguyên liệu làm cho bữa ăn gia đình, cũng như là gia vị giúp cho các món ăn đặc trưng của người Việt như cháo vịt, cháo gà, lẩu cá, hay trứng lộn thêm hấp dẫn mà rau răm còn là vị thuốc Đông y chữa bệnh rất tốt. Từ lâu các thầy thuốc Đông y đã biết sử dụng rau răm để kết hợp trong các bài thuốc của mình. Không những vậy, ông bà ta cũng nhờ các bài thuốc dân gian được truyền miệng mà đã chữa được rất nhiều những căn bệnh thường ngày gặp phải. Sau đây là 6 tác dụng của cây rau răm được ông ta bà cũng như các thầy thuốc Đông y truyền lại trong suốt nhiều năm nay:

1. Bụng đầy trướng tiêu hóa trì trệ: một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ lấy nước uống. Bã đem xoa bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
2. Cảm cúm hắt hơi sổ mũi: rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.
3. Chữa rắn cắn: rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và đưa ngay đến cơ sở y tế.
4. Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
5. Nước ăn chân: rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
6. Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng: rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.
 
Chú ý không dùng rau răm:

Rau răm mặc dù nó không độc, nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, với lượng rau răm nhiều sẽ làm giảm tình dục, giảm ham muốn cả đàn ông lẫn đàn bà, kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi, phụ nữ có thể trở nên vô kinh (mất chu kỳ kinh nguyệt). Do vậy, người tu hành thường sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương, an tâm tu hành cho đắc đạo là chuyện có thật diễn ra từ lâu trong đời sống nhà chùa.

Xem thêm :>> uong nhieu che vang co tot khong

Hy vọng những thông tin mà bài viết 6 tác dụng của cây rau răm đã giúp giải đáp được những tác dụng của cây rau răm trong cuộc sống của chúng ta. Cây rau răm bên cạnh những tác dụng chữa bệnh cây cũng có nhiều tác dụng không tốt vì thế nên cân nhắc khi sử dụng cây rau ră m để có kết quả tốt nhất.

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc

Các mẹ hay sợ hãi vì tiếng khóc của bé: ồn ào và dai dẳng, làm mẹ lần đầu thì thật không biết làm như thế nào. Nhưng các mẹ ơi, vì bé chưa biết nói, nên khóc chính là cách giao tiếp duy nhất của bé với gia đình: đói, đau, sợ hãi, buồn ngủ,…

1. Khi bé cảm thấy đói

Đây nên là điều đầu tiên mẹ nên nghĩ tới khi bé khóc.

Học cách nhận biết dấu hiệu bé đói sẽ giúp bạn cho bé bú kịp thời trước khi khóc: bé gây tiếng ồn, mút tay, xoay đầu về phía lòng bàn tay của mẹ khi mẹ sờ cằm của bé.

Xem thêm :>> Viên lợi sữa

Xem thêm: >> Nguyên nhân mất sữa

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc

2. Khi tã bẩn

Dấu hiệu này cực kì dễ nhận biết vì mẹ có thể dễ dàng kiểm tra tã của bé. Khi tã dơ, bé sẽ khóc ngay, một vài bé khác thì có thể chịu đựng lâu hơn 1 chút.

3. Buồn ngủ

Không phải khi bé mệt là bé sẽ ngủ ngay được, mà bé sẽ bắt đầu khó chịu, khóc gắt và ngày càng to hơn khi bé hoàn toàn mệt và buồn ngủ.

Khi mẹ đã quen hơn với việc chăm bé, mẹ sẽ nhận biết được vào khung giờ nào bé sẽ buồn ngủ và nhận ra ngay tiếng khóc của con là để báo hiệu đến giờ ru ngủ rồi đấy.

Xem thêm :>> Cách chữa trị tắc tia sữa

4. Muốn được âu yếm

Bé rất cần sự ôm ấp vỗ về, bé cũng thích được ngắm nhìn khuôn mặt, lắng nghe giọng ní và nhịp tim của bố mẹ, thậm chí là nhận biết được mùi đặc trưng. Khóc cũng là một cách để báo rằng bé cần được âu yếm ngay.

5. Muốn được ợ hơi

Nếu như bé khóc ngay sau khi được cho ăn, có thể bé cần được ợ hơi đó các mẹ. Vì khi bú sữa mẹ hoặc bú bình, bé nuốt thêm không khí và khi không khí không được giải phóng thì bé sẽ cảm thấy rất khó chịu.

6. Khi quá nóng hoặc quá lạnh

Khi mẹ thay quần áo, thay tã hoặc vệ sinh phần bên dưới với khăn lạnh, có thể bé sẽ khóc. Nhưng phần lớn, bé sẽ cảm thấy khó chịu vì quá nóng hơn là quá lạnh.

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Uống chè xanh tươi có công dụng gì?

Như một thói quen uống nước chè xanh (lá chè tươi – Tùy theo cách gọi của vùng miền, miền Nam thường gọi là trà xanh.) mà chưa hiểu hết những tác dụng của nó. Đó là chia sẻ của bạn đọc Quang Sáng ở địa chỉ email: quangsang118…@gmail.com gửi đến cho ban biên tập. Có thể đây cũng là chia sẻ của nhiều bạn đọc có thắc mắc như anh Sáng. Trích nội dung anh gửi:

“Chào ban biên tập, tôi có được biết đến một tác dụng khá tốt của trà xanh đó là giảm cân mà được Website hướng dẫn tại: Cách uống trà xanh giảm cân tốt nhất.  Tuy nhiên, như một thói quen của ba tôi nên thỉnh thoảng tôi cũng uống nước trà xanh cùng ba tôi. Không phải để giảm cân, ba tôi uống trà xanh cũng không phải để giảm cân. Vậy cho tôi hỏi việc uống nước trà xanh có những tác dụng gì. Việc uống như thế nào là tốt nhất. Mong nhận được hồi âm từ tạp chí”

Xem thêm :>> tac dung cua cao che vang

Xem thêm :>> tac dung cua che vang voi phu nu sau sinh

Chào anh Sáng !

Cảm ơn anh đã gửi thắc mắc đến chúng tôi, xin chúc anh sức khỏe và hạnh phúc.

Việc uống lá chè xanh đúng cách là rất hữu ích cho sức khỏe, nhưng ngược lại nếu uống nó không đúng cách thì sẽ có những hậu quả không mong muốn. Ban biên tập xin gửi đến anh những vấn đề mà anh thắc mắc đó là những công dụng của chè xanh. Và vấn đề uống nước chè xanh thường ngày.

lá trà xanh, lá chè tươi thái nguyên

Tác dụng của việc uống lá chè xanh

Giúp giảm cân

Ở phần nội dung này, như anh Sang đã thông tin đến bạn đọc link chi tiết. Ở nội dung đó chúng tôi có hướng dẫn việc sử dụng trà xanh để giảm cân như thế nào cho đúng.

Chè xanh giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa. Cải thiện trí nhớ

Trong trà xanh có chứa những chất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh như ung thư, tim mạch. Trong trà xanh còn chứa những chất giúp kích thích cơ thể bổ sung cholesterol tốt, và thải loại ra những cholesterol xấu.

Giúp làm sạch răng miệng

Trà xanh có chữa những chất diệt khuẩn không chỉ tốt cho da mà còn tốt cho răng miệng, uống trà xanh mỗi ngày bạn còn ngăn ngừa được tình trạng sâu răng.

Giảm nguy cơ ung thư

Trong nước chè xanh có chất catechin có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, tác dụng chống phóng xạ, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virut cúm, chống hôi miệng.

Chống cúm

Vitamin C có trong nước chè xanh làm tăng sức đề kháng, chống cúm. Vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi cacbon hydrat. Flavonoid có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch.

Chống oxi hóa mạnh

Chè xanh chứa một chất chống oxi-hóa mạnh có thể diệt các gốc tự do. Chính nhờ chất chống oxi hoá mạnh này mà trà xanh có nhiều ảnh hưởng tốt khác ngoài việc bảo vệ các tế bào da. Nước chè tươi đặc còn có chất diệt khuẩn, sát trùng mạnh, nên dùng để rửa mặt, trị mụn ,rất có hiệu quả.

Giảm lượng đường trong máu

Trong nước chè xanh cũng có chất Polysaccarides làm giảm lượng đường trong máu, vitamin E tác dụng chống ôxy hóa và hạn chế lão hóa. Chất theamin tạo cho nước chè xanh có hương vị đặc biệt.

Lợi tiểu, giảm huyết áp

Uống trà giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải.

Phòng chống bệnh tim

Hợp chất trong trà có hiệu quả tăng cường độ đàn hồi của cơ tim, giảm lượng mỡ trung tính và cholesterol trong máu; vitamin C và P cũng có tác dụng xúc tiến vào bài tiết cholesterol. Caffeine, theophylline và pentoxifylline có trong trà kích thích tim một cách trực tiếp, mở rộng huyết quản, để máu có thể truyền vào tim một cách đầy đủ.

Xem thêm: >> Cao chè vằng bán ở đâu uy tín

Tăng cường khả năng sinh dục

Trà cũng có lợi cho việc tăng cường khả năng tình dục. Trong trà có chứa 20 – 30% hợp chất có thể ức chế và giết khuẩn, ngăn ngừa cơ quan sinh dục bị viêm. Một ví dụ nữa là hương vị trà có tác dụng hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng chè xanh: không nên uống lúc đói vì chất tanin dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Nước trà xanh dễ thiu cho nên khi rửa trà phải thật sạch, chần nước thật sôi và không nên uống nước chè xanh đã để qua đêm. Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ thì không nên uống trà vào buổi tối, vì chất cafein trong chè xanh sẽ gây kích thích làm mất ngủ.

Xem thêm: >> uong nhieu che vang co tot khong

Những việc cần tránh và lưu ý khi uống nước chè xanh tươi

  • Uống quá nhiều chè xanh: Việc uống quá nhiều nước chè sẽ khiến cơ thể bạn bị hạn chế hấp thu cafein, gây nên tình trạng khó tiêu, gặp khó khăn cho hệ tiêu hóa.
  • Uống chè cùng với thuốc: Nếu uống thuốc bằng nước chè xanh hoặc uống thuốc cùng với thời điểm uống chè thì việc đụng chạm làm phát sinh ra những hormone và kháng sinh không mong muốn trong cơ thể. Điều này không chỉ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc mà còn gây ảnh hưởng đến chức năng của gan, dễ tạo nên việc rối loạn tiêu hóa. Đối với những người có dạ dày yếu thì khả năng sẽ tạo nên những cơn đau vùng dạ dày.
  • Uống chè khi bụng trống rỗng: Homeopaths cũng cảnh báo mọi người không uống chè trong lúc bụng trống rỗng. Họ tuyên bố rằng trà sẽ tạo điều kiện cho “lạnh” xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi. Hơn nữa nó cũng ảnh hưởng đến dạ dày.

Để uống chè tươi với những tác dụng tốt nhất thì mọi người cần tránh những lưu ý được liệt kê ở trên. Trong trường hợp thấy hệ tiêu hóa gặp khó khăn vì sử dụng nước chè liên tiếp thì nên tạm ngưng việc uống nước chè lại vài ngày, và sau đó uống với tần suất đều đặn và khoảng giãn thời gian nhiều hơn trước đó.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Lợi ích tuyệt vời của choline cho mẹ bầu

Ngoài vitamin và khoáng chất, bà bầu cần nhiều dưỡng chất khác giúp cơ thể khỏe mạnh. Một trong những dưỡng chất đó là choline.
Choline là một dưỡng chất quan trọng cho phụ nữ có thai nhờ những lợi ích tuyệt vời như dưới đây, mẹ bầu nhớ tìm hiểu nhé!
 
 
Choline là gì?
 
Choline là dưỡng chất thuộc nhóm vitamin B tổng hợp có thể hòa tan trong nước. Nạp đủ lượng choline vào cơ thể sẽ giúp bà bầu cũng như thai nhi nâng cao khả năng kiểm soát trí nhớ và cơ bắp.
 
Tầm quan trọng của choline với phụ nữ có thai
 
Ngoài việc cung cấp các lợi ích sức khỏe thông thường, choline còn được chứng minh là tốt cho phụ nữ có thai. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cornel đã chứng minh được rằng phụ nữ có thai tiêu thụ đủ lượng choline trong quý thứ 3 của thai kỳ giảm được 33% nồng độ cortisol – một loại hormone gây căng thẳng cho em bé trong bụng. Ngoài ra, choline cũng giúp giảm nguy cơ bị căng thẳng liên quan đến các bệnh như tiểu đường loại 2 và tăng huyết áp.
 
Lợi ích tuyệt vời của choline cho bà bầu
Choline cũng được biết đến là một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Choline có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào gốc và bên cạnh đó, nó còn tác động đến não bộ, cấu trúc cũng như chức năng của tủy sống. Vì vậy, bổ sung choline trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh và tăng cường trí nhớ cho em bé.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ có thai ăn thực phẩm chứa ít choline có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh (bao gồm cả tật nứt đốt sống) cao hơn 4 lần so với những người bổ sung đủ dưỡng chất này trong các bữa ăn.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu tại trường đại học Colorado cho biết phụ nữ có thai bổ sung đủ choline trong 2 quý cuối của thai kỳ sẽ làm giảm tỉ lệ trẻ sinh ra bị tâm thần phân liệt.
 
 
Các nguồn thực phẩm giàu choline
 
Theo các chuyên gia, phụ nữ có thai cần tiêu thụ ít nhất 450g choline mỗi ngày. Bạn có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung choline hoặc ăn các thức ăn có chứa cholin tự nhiên, bao gồm:
-    Tôm
-    Trứng
-    Cá hồi
-    Gan bò
-    Mầm lúa mì
-    Thịt bò
-    Bông cải xanh
-    Bơ lạc
-    Sô-cô-la
-    Sữa tách kem
Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bạn đi kiểm tra sức khỏe và nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào với số lượng nhiều.